DU HỌC ÚC
Năm 2018, Phòng Xét đơn IPO (Immigrant Investor Program Office) của Sở di trú Mỹ đã cải thiện nhân sự và chất lượng xét đơn, số lượng đơn xét tăng đáng kể lên đến 4500 đơn/quý, kéo theo thời gian xét đơn giảm mạnh, chỉ còn khoảng từ 11-12 tháng. Tuy nhiên, IPO lại có một quý đầu năm 2019 làm việc không hiệu quả với số lượng xét đơn I-526 thấp nhất kể từ năm 2016 đến nay. Theo đó, vào vào Q2/2019 (tức T1-T3/2019), số lượng đơn do IPO xét giảm 60% so với quý trước, chưa tới 1000 đơn tính cả số lượng đơn chấp thuận và từ chối, tức thấp hơn 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Hệ quả của việc này là thời gian xử lý hồ sơ I-526 hiện nay kéo dài đến hơn 20 tháng. Lý do cho tình trạng này cũng được nhiều chuyên gia trong ngành dự đoán: do số lượng nhân viên tại IPO giảm mạnh? Hoặc thời gian xét mỗi hồ sơ bị kéo dài? Hoặc đây là quyết định có chủ ý về việc cắt giảm số lượng xét đơn? Hoặc điều này có liên quan đến việc ban hành quy định mới?
Mặt khác, theo bảng tin thị thực Mỹ Bulletin tháng 8/2019, Trung Quốc, Việt Nam, và Ấn Độ đều có chung một ngày xét đơn là 15/10/2014 – tức những hồ sơ nộp trước ngày này mới được sắp xếp phỏng vấn cấp visa. Nói cách khác, hạn mức visa trong năm 2019 dành cho những nhà đầu tư EB-5 ở Việt Nam đã hết. Theo tính toán từ phòng quản lý visa Visa Control’s Office, nếu một nhà đầu tư EB-5 nộp đơn I-526 vào tháng 5/2019, thời gian chờ để được cấp visa của họ lần lượt như sau:
- Trung Quốc: 16 năm
- Ấn Độ: 8 năm
- Việt Nam: 6.5 năm
- Các quốc gia còn: 2-3 năm
Phân tích kỹ hơn, như chúng ta đã biết, một bộ hồ sơ EB-5 sẽ bao gồm đương đơn, vợ/ chồng và các con chưa kết hôn dưới 21 tuổi (tính vào ngày cấp visa). Với thời gian chờ như hiện nay, khả năng các con phụ thuộc đi cùng hồ sơ của các nhà đầu tư Việt Nam bị rớt lại là rất cao. Tuy nhiên, theo đạo luật CSPA về bảo vệ quyền trẻ em, thời gian xét đơn I-526 sẽ được trừ ra khi tính tuổi của các con phụ thuộc vào lúc cấp visa. Theo tình hình hiện nay, nếu thời gian xét đơn là 24 tháng, các con phụ thuộc sẽ được trừ đi 2 tuổi khi xét visa và đây hoàn toàn là một lợi thế đối với các nhà đầu tư đến từ quốc gia bị lùi hạn cấp visa – đơn cử là Việt Nam.
>> Xem thêm: Đạo Luật Bảo Vệ Quyền Trẻ Em (CSPA) là gì?
Ngày deadline 30/09/2019 thực tế vẫn chưa được gia hạn
Hiện nay, sự tập trung gần như hoàn toàn được đổ dồn vào luật mới cũng như ngày có hiệu lực 21/11/2019 mà quên đi sự hiện diện của ngày hết hạn chương trình 30/09/2019 và thực tế là ngày này chưa được gia hạn. Đây là một chương trình nằm trong dự luật ngân sách của Quốc Hội và có thể sẽ được thông qua mà không bị thay đổi hay cải cách lại khi dự luật này được bầu chọn và thông qua tới đây.
Đối với các quy định EB-5 mới công bố, chúng ta có thể hy vọng vào khả năng các Nghị sĩ sẽ dành thời gian suy xét về việc cải cách chương trình này. Theo tình hình hiện này, điều cần thay đổi nhất chính là hạn mức visa hàng năm (hiện đang là 10,000 visas dành cho cả đương đơn và người phụ thuộc) và quy định về hạn mức cấp cho mỗi quốc gia (hiện nay là khoảng 700 visas/ quốc gia). Nếu không có những thay đổi này, việc hồ sơ bị tồn đọng sẽ trở nên rất nghiêm trọng. Việc mở rộng hạn mức visa bằng cách chỉ áp dụng hạn mức này cho nhà đầu tư chứ không áp dụng cho những người phụ thuộc sẽ mang lại hơn 6500 visas cho các nhà đầu tư mới và hàng tỷ đô vốn đầu tư cùng với hơn 10 nghìn việc làm cho công dân Mỹ.